THỊ TRƯỜNG SỮA BỘT VIỆT NAM, THỊ TRƯỜNG SỮA VIỆT NAM 2022

(LĐTĐ) Vừa qua tại Hội nghị sữa Châu Á lần thứ 6, tổ chức tại Singapore với sự tham dự của hơn 250 khách mời đến từ các tổ chức, doanh nghiệp ngành sữa của hơn 10 nước Châu Á, Vinamilk đã được mời đến Hội nghị để chia sẻ về chủ đề Xây dựng tình yêu thương hiệu với câu chuyện “Hành trình 33 năm xây dựng tình yêu thương hiệu Dielac”, một nhãn hiệu sữa bột trẻ em đã gắn liền với nhiều thế hệ người tiêu dùng Việt Nam.

Bạn đang xem: Thị trường sữa bột việt nam


CEO Mai Kiều Liên: Thành công luôn đi đôi với tư duy sáng tạo, đổi mới Vinamilk và công ty thành viên Mộc Châu Milk: Tự hào top 25 thương hiệu F&B dẫn đầu

Với những nỗ lực lớn trong gần 50 năm qua, Việt Nam từ xuất phát điểm không có ngành công nghiệp sữa nay đã trở thành thị trường có định giá 6 tỷ USD, nhiều tiềm năng lớn và thu hút được sự có mặt của các công ty sữa quốc gia trên thế giới.

Tham luận tại Hội nghị năm nay, đại diện duy nhất của Việt Nam, Vinamilk, đã có những chia sẻ không chỉ về kinh nghiệm, chiến lược từ một thương hiệu lớn mà còn truyền tải thông điệp truyền cảm hứng về “tình yêu thương hiệu” với câu chuyện đặc biệt đến từ nhãn hiệu 33 năm tuổi - Vinamilk Dielac.

Ông Nguyễn Quang Trí - Giám đốc điều hành Marketing của Vinamilk trình bày tại hội nghị.

Các chuyên gia có mặt tại Hội nghị nhận định Châu Á đang nổi lên với vai trò quan trọng trong sản xuất và tiêu thụ sữa toàn cầu khi có dân số hơn 4,5 tỷ người. Năm 2021 châu Á dẫn đầu về sản lượng với con số 33% trong tổng lượng sữa toàn cầu trong khi mức tiêu thụ bình quân trên người vẫn còn thấp. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm thay đổi rất lớn về hành vi tiêu dùng của người dân tại các quốc gia Châu Á, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp đặc biệt trong việc duy trì “tình yêu” của khách hàng với thương hiệu. Chính vì vậy, câu chuyện thành công của nhãn hiệu sữa bột Dielac, thương hiệu sữa công thức phổ thông dành cho trẻ nhỏ có lịch sử 33 năm nói riêng và Vinamilk nói chung đã thu hút được sự quan tâm của các đại biểu tham gia hội nghị.

Hành trình của sữa bột Dielac, nhãn hiệu sữa bột trẻ em đầu tiên được sản xuất bởi một doanh nghiệp Việt Nam gắn liền với sự phát triển ấn tượng của Vinamilk. Công ty đã vượt qua nhiều thử thách ban đầu như cơ sở vật chất hạn chế, nhà máy tiếp quản sau giải phóng bị hư hỏng nặng, tâm lý của người tiêu dùng còn nhiều nghi ngại với các sản phẩm sữa bột nội địa, song song với việc bị cạnh tranh trên thị trường bởi các thương hiệu nước ngoài.

Với mong muốn chạm được đến nhu cầu và tạo dựng sự tin yêu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của mình, Dielac đã liên tục đầu tư, phát triển tập trung vào 3 yếu tố: Chất lượng sản phẩm, sáng tạo đổi mới và cái “TÂM” hướng đến từng người tiêu dùng sản phẩm. Ông Nguyễn Quang Trí - Giám đốc điều hành Marketing của Vinamilk đã chia sẻ tại Hội nghị.

Để đem lại sự yên tâm cho người tiêu dùng, ngay từ đầu, Vinamilk đặt vấn đề chất lượng sản phẩm làm tiên quyết, đi cùng phương châm “Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk”. Các sản phẩm Dielac được bổ sung các thành phần dinh dưỡng quốc tế, không chỉ tương đồng nhất với sữa mẹ mà còn phù hợp với thể chất và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam.

Đến năm 2013, Vinamilk đưa vào vận hành nhà máy sữa bột tại Bình Dương, là 1 trong những nhà máy sản xuất sữa bột hiện đại nhất Châu Á với công suất “siêu lớn” lên đến 54.000 tấn/năm đáp ứng nhu cầu cho gần 1 triệu trẻ em mỗi năm. Những điều này từng bước thuyết phục được người tiêu dùng Việt, dần dần khẳng định được sự uy tín của thương hiệu Dielac, một sản phẩm sữa bột trẻ em tiên tiến làm ra từ bàn tay khối óc của người Việt.

Năm 2009, công ty phối hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện các nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn với 50.000 trẻ em để chứng minh chất lượng vượt trội của Dielac. Cũng trong năm này, một khảo sát khác cũng cho thấy 96% người dùng đánh giá hài lòng với chất lượng sữa Dielac. Bên cạnh đó, Vinamilk còn chú trọng hợp tác với các tổ chức quốc tế chuyên về ứng dụng vi chất và vi sinh để phát triển các sản phẩm mới, đa dạng hóa danh mục sản phẩm hướng tới đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe, chọn lọc hơn của người tiêu dùng.

Dielac là nhãn hiệu sữa bột trẻ em được các bậc phụ huynh Việt tin dùng qua nhiều thế hệ.

Nhắc đến hành trình 33 năm phát triển của Dielac không thể không kể đến tâm huyết của toàn đội ngũ Vinamilk và người lãnh đạo - bà Mai Kiều Liên - người đã gắn bó với nhãn hiệu này từ những ngày đầu tiên. Tổng Giám đốc Vinamilk từng chia sẻ thương hiệu Dielac được xây dựng từ “tâm”. Đó là tâm của người mẹ - mong muốn mọi điều tốt nhất cho con trẻ; tâm của người Việt - mong muốn cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em, nâng cao thể chất và trí tuệ của người Việt; và tâm của người doanh nhân - khát vọng xây dựng ngành công nghiệp sữa tiên tiến, ngang tầm với sự phát triển của ngành sữa thế giới.

Điều này cũng lý giải dù đã có một hành trình 33 năm, Dielac là thương hiệu luôn gắn liền với thông điệp "Lựa chọn thông minh - Chất lượng quốc tế - Giá cả hợp lý” thể hiện mong muốn được đồng hành cùng các bà mẹ trên chặng đường nuôi dạy con trẻ đường dài.

Ấn tượng với hành trình thành công của Dielac, bà Caroline Emond, Tổng Giám đốc Liên đoàn sữa thế giới cho biết: “Tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng và đối với nhà chế biến sữa là thông qua thương hiệu. Bên cạnh những hình thức tiếp thị để tạo nên sự quan tâm và hiểu biết của người tiêu dùng về giá trị và những lợi ích về sức khỏe của sản phẩm sữa. Những điều này dẫn tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng và đó là lý do tại sao có một thương hiệu mạnh, dễ nhận biết, đáng tin cậy là điều rất quan trọng. Đây cũng là điều tôi thấy được trong phần chia sẻ của Vinamilk, được xây dựng dựa trên việc thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và xây dựng mối quan hệ với họ thông qua tình yêu và sự tin tưởng.”

Từ khi ra mắt lần đầu năm 1989 đến nay, Dielac đã trở thành giải pháp dinh dưỡng được người tiêu dùng Việt Nam tin yêu sử dụng. Nhãn hiệu này liên tục dẫn đầu thị trường dù chịu nhiều áp lực cạnh tranh, góp phần không nhỏ vào câu chuyện thành công chung của Vinamilk. /.

Xem thêm:

Con số chỉ tính riêng dòng sữa nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2021, chủ yếu là nhập sữa tươi.

Thị trường sữa Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng thêm. Ảnh minh họa: TTXVN.
Theo báo cáo thị trường do hãng
Research and Marketsvừa công bố, ngành công nghiệp sữa và các chế phẩm từ sữa của Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 4,4 tỷ USD năm 2017 lên 8,4 tỷ USD năm 2021. Còn giá trị sữa và chế phẩm từ sữa nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2021 là 11,8 tỷ USD. Dự báo tăng tương đương 12,4% mỗi năm cho đến 2031.
Trong báo cáo này, hãng nghiên cứu cho rằng có hơn 200 doanh nghiệp sản xuất sữa tại Việt Nam vào cuối năm 2021. Thị trường sữa tại Việt Nam chủ yếu do các ông lớn như Vinamilk, Nestle Việt Nam, Nutifood, Frieslandcampina và Tập đoàn TH chi phối. Đàn bò của Việt Nam, được tính toán, sẽ tăng từ 330.000 con năm 2019 lên 700.000 con năm 2030.
Sản lượng tính riêng mặt hàng sữa tươi của Việt Nam đã đạt 1,2 tỷ lít vào năm 2021 và sẽ tăng lên 2 tỷ lít vào năm 2030. "Mặc dù sản lượng tăng nhưng sản lượng sữa tươi trong nước chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu trong nước, phần còn lại chủ yếu dựa vào nhập khẩu", báo cáo của
Research and Marketsnhận định.
Ngoài việc phụ thuộc vào nguồn sữa tươi nhập khẩu, Việt Nam còn nhập khẩu bò, các sản phẩm dinh dưỡng (có yếu tố chăn nuôi) và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Để duy trì tính cạnh tranh, các công ty trong nước đang tìm kiếm các giải pháp quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, trong khi các công ty lớn hơn đang đầu tư vào công nghệ Công nghiệp 4.0 và Nghiên cứu & Phát triển (R&D).
Hãng nghiên cứu thị trường đặt bối cảnh mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ đạt 28 lít vào năm 2021, thấp hơn Thái Lan (35 lít) và Singapore (45 lít). Chính vì vậy, tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam "rất lớn". Các nhà phân tích kỳ vọng mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam sẽ đạt 40 lít vào năm 2030. Mức tiêu thụ đang dần tăng lên, do dân số lớn, trẻ và tăng nhanh (khoảng 100 triệu người) và sức mua ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu trong nước.
Các công ty sữa cũng đang nhận thấy cơ hội ngày càng tăng để phục vụ dân số già (trên 65 tuổi) của Việt Nam, dự kiến ​​sẽ đạt 14% vào năm 2040, tăng từ 7% vào năm 2020.
Ngoài ra, xuất khẩu sữa của Việt Nam đang tăng nhanh. Giá trị xuất khẩu sữa của Việt Nam vượt 300 triệu USD. Sản phẩm sữa của Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia. Theo phân tích, Trung Quốc đã cấp mã giao dịch cho 8 công ty sữa của Việt Nam (20 nhà máy), cho phép họ xuất khẩu sản phẩm của mình sang Trung Quốc.
Xét về phân khúc sản phẩm, sữa bột và sữa nước chiếm gần 3/4 quy mô thị trường sữa Việt Nam. Hầu hết sữa bột nhập khẩu vào Việt Nam đều được chế biến thành sữa tươi. Trong số các loại sữa nước, dạng sữa được ưa chuộng hơn cả là sữa tiệt trùng vì thời hạn sử dụng lâu hơn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nơi các cơ sở dây chuyền lạnh chưa phát triển tốt.
Trong các năm gần đây, các doanh nghiệp sữa trong nước nhập khẩu "nguyên đai nguyên kiện" sữa bột về Việt Nam. Sau đó, vào hộp và bán ra thị trường. Chẳng hạn, Nutifood có dòng sản phẩm "nhập khẩu Thụy Điển"Nutifood Grow
Plus+ từ chính Nutifood Thụy Điển. Sản phẩm này được quảng bá làsản phẩm được sản xuất hoàn toàn tại Thụy Điển, nhập khẩu về Việt Nam.Tương tự, phía
Frieslandcampina cũng quảng bá
Friso Prestige là "dòng sản phẩm siêu cao cấp" được nhập khẩu từ châu Âu.
Phân khúc tăng trưởng nhanh nhất của thị trường sữa Việt Nam về sản lượng tiêu thụ vào năm 2021 là sữa bột, với sản lượng đạt khoảng 152.000 tấn, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo là sữa chua, sữa nước.
Báo cáo cũng đề cập đến nhu cầu về pho mát và bơ đang tăng nhanh do ảnh hưởng ngày càng lớn của thức ăn phương Tây tại Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ ở khu vực thành thị.
Chuyên gia phân tích nhu cầu về các sản phẩm sữa sẽ tăng cao tại thị trường Việt Nam từ năm 2022-2031, với nhiều cơ hội thị trường hơn cho các nhà đầu tư. Các sản phẩm sữa hữu cơ, sữa tươi tự nhiên và các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa sữa tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm tới.

Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập. Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.



Cuối 2022, mặc dù đã có yêu cầu khống chế lãi suất tiết kiệm dưới mức 9,5%, song thực tế khảo sát lại cho thấy vẫn có một số ngân hàng huy động cao hơn. Theo các chuyên gia, các hệ quả của cuộc đua lãi suất có thể được nhìn thấy trong quý I/2023.

Doanh nhân tuổi Quý Mão Nguyễn Thanh Việt: "Người nào nói tiền không có nghĩa lý gì là đang nói tiền của người khác, không phải của mình"


Lão bà Kỷ Mão lớn tuổi nhất sàn chứng Việt: DN cán đích lợi nhuận ngay quý đầu niên độ, trả cổ tức cả trăm tỷ, EPS top đầu, cổ phiếu trụ vững trong CLB "giá 3 chữ số"


Cập nhật BCTC quý 4 tối 19/01: Hải Phát Invest giảm lãi 73%, Eximbank tăng 121%, Hòa Phát lỗ 2.000 tỷ đồng


*

*

Cơ quan của Hội Thẩm định giá Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Thế Hào

tcnongnghiep.edu.vn

Văn phòng Tòa soạn: Tầng 2, Tòa nhà Kim Ánh, Số 1, Ngõ 78, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.