Điều Chỉnh Chế Độ Ăn Uống Để Kiểm Soát Đường Huyết, Attention Required!

Theo “Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường mới nhất” của Hiệp đội Đái tháo đường Mỹ (ADA) và Hiệp hội Đái tháo đường Châu Âu (EASD) tháng 06 năm 2015 khẳng định: hoạt động thể lực và nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường là nền tảng cơ bản trong điều trị Đái tháo đường (tiểu đường). Việc điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường (đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2) cần được bắt đầu bằng chỉ định điều chỉnh nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường cơ bản.

Bạn đang xem: Điều chỉnh chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết

Không có một quy định đơn lẻ nào vềnguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường mà phù hợp với tất cả. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý nên được sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh lý, mục tiêu điều trị, kết quả mong muốn, sở thích và thói quen ăn uống thông thường của mỗi người. Các hướng dẫn về dinh dưỡng nhấn mạnh đến kiểm soát chỉ số đường huyết, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm lipid, cholesterol máu và thực hiện kiểm soát cân nặng với sự phối hợp của chất đường, chất đạm và chất béo riêng cho từng bệnh nhân.


*

Người bệnh tiểu đường nên ăn tăng cường các loại rau củ quả ít đường.


Những nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường cơ bản

Để đạt được các mục tiêu trên, trong ăn uống người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Cung cấp đủ nước 40ml/kg cân nặng/ngày.Nên ăn điều độ, đúng giờ, không để đói quá, không để no quá sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết.Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn.Không nên quá kiêng khem mà cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, chất xơ…

Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không có một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó không thể ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. Bữa ăn cần phải có mặt đại diện của 4 nhóm thực phẩm.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường 1: Nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột

Thực phẩm nhóm này chủ yếu cung cấp năng lượng (giàu các chất đường bột), không có hoặc có rất ít vitamin C, A, D và chất béo. Nên ăn vừa đủ gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, khoai lang,… theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Hạn chế khoai tây, miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt,… vì dễ làm tăng đường huyết.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường 2: Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng

Nhóm này cung cấp chất đạm (protein), phốt pho, sắt và vitamin. Với trường hợp thừa cân, béo phì cần chọn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ. Thịt gà thì cần bỏ da. Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu phụ, sữa đậu nành không đường…

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường 3: Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu

Giúp cung cấp chất béo, cho năng lượng cao, tăng hấp thu vitamin tan trong dầu. Người bệnh tiểu đường nên tăng cường ăn dầu thực vật (dầu đậu nành, vừng, dầu oliu) vì dầu chứa nhiều axít béo không no cần thiết cho cơ thể. Hạn chế dùng mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng động vật, đồ hộp.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường 4: Nhóm rau, quả

Để cung cấp chất xơ, vitamin, acid amin và chất khoáng, người bệnh cần ăn rau, quả chín, nên ăn nhiều món rau trộn sa lát, luộc hay kết hợp với ngũ cốc. Bên cạnh những loại rau, quả quen thuộc hàng ngày (rau muống, rau ngót, mồng tơi, bí xanh…) thì khổ qua (mướp đắng), tảo spirulina cũng được nhiều người bệnh tiểu đường sử dụng thường xuyên.

Trong tảo spirulina chứa Phenylalanine có tác dụng lên trung tâm thèm ăn ở não bộ làm giảm các cơn đói dày vò của người bệnh tiểu đường đồng thời giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý, người bệnh cần chú ý chế độ luyện tập, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ hoặc cần bổ sung thêm các sản phẩm từ thảo dược giúp ổn định và kiểm soát đường huyết, giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường cũng là điều rất quan trọng.

Dược sĩ Thu Hương

TPBVSK TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số Hb
A1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.

 Số GPQC: 00811/2018/ATTP-XNQC

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


*

Nếu đang tìm cách giảm lượng đường trong máu nhanh nhất, bạn hãy tăng cường tiêu thụ chất xơ.

Chất xơ làm chậm sự tiêu hóa bột đường và hấp thụ đường. Chúng còn giúp cơ thể no lâu, hạn chế nạp các nhóm thực phẩm khác, chống táo bón và hỗ trợ ổn định mỡ máu.

Có hai loại chất xơ là không hòa tan và hòa tan. Cả hai đều quan trọng, nhưng chất xơ hòa tan dường như có lợi hơn trong việc giảm lượng đường trong máu.

Đường huyết cao nên ăn gì? Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt; trong đó chất xơ hòa tan sẽ có nhiều hơn trong các loại rau củ có độ nhớt như đậu bắp, mồng tơi, rau đay… Lượng chất xơ cần hấp thụ hằng ngày khoảng 25g với phụ nữ và 38g cho nam giới.


4. Cách giảm lượng đường trong máu: Uống đủ nước

Uống gì để giảm lượng đường trong máu? Uống đủ nước là một cách để giữ lượng đường huyết ở giới hạn lành mạnh, ngăn ngừa mất nước và tăng thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu.

Uống gì để hạ đường huyết nhanh? Bạn hãy nhớ uống nước lọc, nước ép lành mạnh, trà xanh.


5. Kiểm soát khẩu phần ăn

*

Việc kiểm soát khối lượng thực phẩm ăn vào sẽ giúp kiểm soát lượng thực phẩm bột đường và calo, tránh tăng cân quá mức. Bởi thừa cân là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2 và các biến chứng của nó.

Bạn nên tính chỉ số TDEE để biết lượng calo mình nên nạp vào mỗi ngày là bao nhiêu, tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng và mức độ vận động của bạn. Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu calo của thực phẩm để tính toán cho bữa ăn của mình được hợp lý nhất.

Dưới đây là một số mẹo hữu ích để kiểm soát khẩu phần ăn:

Cân lượng thức ăn bạn sẽ ăn

Dùng chén/bát/đĩa nhỏ hơn

Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm và kiểm tra xem một khẩu phần ăn có kích cỡ thế nào

Ghi lại nhật ký ăn uống để xem chúng tác động tới đường huyết ra sao để điều chỉnh

Ăn chậm, nhai kỹ.

6. Chọn thực phẩm có chỉ số glycemic thấp

Chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết) đánh giá ảnh hưởng của từng loại thực phẩm đến đường huyết.

Ăn gì để giảm đường trong máu? Ăn thực phẩm có chỉ số glycemic thấp bao gồm hải sản, trứng, yến mạch, lúa mạch, đậu, đậu lăng, khoai lang, bắp, củ từ, trái cây và rau quả không chứa tinh bột sẽ có lợi cho bạn. Bạn có thể xem chi tiết hơn tại đây.

Xem thêm: 15+ Món Ăn Ngon Ngày Hè Đãi Khách Cực Hợp Ý, Top 20 Món Ăn Ngon Mùa Hè Đãi Khách Cực Hợp Ý

7. Kiểm soát stress để giảm đường trong máu

Stress có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Các hormone làm tăng đường huyết như glucagon và cortisol được sản xuất rất nhiều khi cơ thể bạn stress.

Một nghiên cứu cho thấy tập thiền, thư giãn có thể giảm stress hiệu quả và từ đó giảm đường huyết.

8. Muốn giảm đường trong máu cần theo dõi đường huyết thường xuyên

Việc đo và theo dõi mức đường trong máu là chìa khóa để giúp bạn kiểm soát chúng. Bạn sẽ kịp thời điều chỉnh bữa ăn hoặc thuốc nếu đường huyết bất thường.

Hãy thử đo mức đường huyết của bạn mỗi ngày và ghi vào sổ để so sánh nhé.

9. Ngủ đủ giấc

Ngủ ít và không ngon giấc sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết và độ nhạy với insulin. Nó còn làm tăng cảm giác thèm ăn, kéo theo tăng cân.Thiếu ngủ cũng làm gia tăng lượng cortisol, gây tăng đường huyết.


Bạn nên đảm bảo giấc ngủ đêm từ 7 – 9 tiếng và 20 – 40 phút nghỉ ngơi vào buổi trưa.

10. Giảm lượng đường trong máu bằng thực phẩm giàu crom và magiê

Lượng đường huyết cao và tiểu đường cũng có liên quan đến sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như thiếu chất khoáng crom và magiê.

Crom tham gia vào quá trình trao đổi tinh bột (bột đường) và chất béo. Thiếu crom có thể dẫn đến việc bạn không dung nạp bột đường. Tuy nhiên, cơ chế đằng sau việc này vẫn chưa được làm rõ. Hai nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường cho thấy rằng crom có lợi cho việc kiểm soát đường huyết trong thời gian dài trong khi một nghiên cứu khác lại là nó không mang lại lợi ích gì.


Dù vậy, những thực phẩm giàu crom bao gồm lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, đậu cove, bông cải xanh và thịt vẫn rất tốt cho sức khỏe, bạn nên bổ sung hằng ngày.

Magiê cũng được chứng minh là rất có lợi cho lượng đường huyết. Thiếu magiê dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn. Trong một nghiên cứu, những người có lượng magiê nạp vào cao có nguy cơ mắc tiểu đường thấp hơn 47%.

Thực phẩm giàu magiê mà bạn nên bổ sung bao gồm rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá, chocolate đen, chuối, quả bơ và đậu.

11. Rượu giấm táo

Rượu giấm táo có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, trong đó có việc giảm lượng đường trong máu.

Các nghiên cứu cho thấy giấm có ảnh hưởng đáng kể đến phản ứng của cơ thể với đường và cải thiện độ nhạy insulin.

Để kết hợp giấm táo vào chế độ ăn uống của bạn, bạn có thể thêm vào món salad trộn hoặc pha vào trong nước lọc để uống.

Song bạn cần xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rượu giấm táo nếu đang dùng thuốc giảm lượng đường trong máu.

12. Quế

Quế được biết là có nhiều lợi ích về sức khỏe. Trong một nghiên cứu, quế được chứng minh là cải thiện độ nhạy cảm insulin bằng cách giảm sự đề kháng insulin ở cấp độ tế bào. Các nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm lượng đường trong máu tới 29%. Nó làm chậm sự phân hủy chất bột đường trong đường tiêu hóa, làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Quế cũng hoạt động tương tự như insulin, mặc dù ở tốc độ chậm hơn nhiều. Một liều hiệu quả là bạn dùng 1–6g quế mỗi ngày, hoặc khoảng 0,5–2 thìa cà phê. Tuy nhiên, tránh dùng quá nhiều vì nó có thể có hại cho sức khỏe của bạn.

13. Cách giảm lượng đường bằng ăn hạt cỏ cà ri

*

Ăn gì để hạ đường huyết nhanh nhất? Hạt cỏ cà ri là một nguồn chất xơ hòa tan có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy hạt cỏ cà ri có thể giảm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường. Nó cũng giúp giảm đường huyết lúc đói và cải thiện sự dung nạp glucose. Bạn có thể dùng bột hạt cỏ cà ri để làm bánh hoặc pha vào trà nhưng chỉ nên dùng 2–5g mỗi ngày.

14. Giảm cân để giảm lượng đường trong máu

Kiểm soát cân nặng cũng giúp tăng lượng đường trong máu khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Giảm 7% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 58%.

Đồng thời bạn cũng nên chú ý hơn đến vòng eo của mình, vì đó là yếu tố quan trọng nhất để ước lượng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn. Vòng eo từ 88,9cm trở lên đối với nữ và 101,6cm đối với nam có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển sự đề kháng insulin, lượng đường trong máu cao và đái tháo đường tuýp 2. Một vòng eo thon gọn thậm chí còn quan trọng hơn cân nặng của bạn.

Giảm lượng đường trong máu sẽ giúp bạn kiểm soát tốt diễn biến bệnh tiểu đường để ổn định sức khỏe! Việc hiểu rõ lượng đường trong máu cao nên kiêng gì và ăn gì, cũng như áp dụng các cách vừa kể trên sẽ giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.