Đau Bụng Bên Trái Đau Bụng Bên Trái Và Những Lưu Ý Cần Biết, Đau Bụng Bên Trái Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì

Tình trạng đau bụng trái là gì?

Triệu chứng thường gặp là đau bụng trên và đau bụng dưới hoặc ngang rốn, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, sốt, chán ăn, đi ngoài ra máu.

Bạn đang xem: Bụng bên trái đau

Ngoài ra, dựa vào các dấu hiệu của phân hoặc nước tiểu cũng như các biểu hiện như vàng da, khó thở, lạnh run khi đau bụng cũng xác định được các loại bệnh khác nhau liên quan tới vùng bụng trái.

*

Vùng bụng bên trái có rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể

Những vị trí đau bụng trái thường gặp và nguyên nhân

Để giúp quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác, người bệnh cần xác định được chính xác vị trí đau vùng bụng bên trái.

Đau bụng bên trái ở phía trên

Vùng bụng bên trên được tính từ rốn trở lên đến phần xương ức. Do đó, hoạt động của một số cơ quan như thận trái, tụy hay dạ dày có thể đang gặp vấn đề nếu bạn thấy có cảm giác đau âm ỉ ở phần bụng trên bên trái. Người bị bệnh thận sẽ có cảm giác lưng trái bỗng đau nhói, đây được xem là dấu hiệu rõ rệt nhất. Người bệnh sau đó có thể gặp khó khăn trong việc vận động, đi lại do cơn đau di chuyển sang vùng bụng trên bên trái.

Ngoài ra, bệnh nhân bị thận có thể thấy một vài biểu hiện khác như sốt cao hay đi tiểu ra máu. Đối với bệnh nhân bịđau dạ dày, không chỉ thấy đau vùng bụng bên trái âm ỉ mà còn có cảm giác bụng nóng và đôi khi xuất hiện những cơn đau dữ dội. Bên cạnh đó, các bệnh lý liên quan đến tụy tạng cũng có thể gây ra những cơn đau bụng bên trái phía trên. Lúc này, người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau quằn quại ở vùng lưng và bụng trên.

*

Vùng bụng bên trên được tính từ rốn trở lên đến phần xương ức

Đau bụng bên trái ở phía dưới

Vị trí ở phía bụng dưới bên trái là cơ quan tiêu hóa và bài tiết, đây đều là những cơ quan thiết yếu của cơ thể. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cảm giác đau bụng bên trái phía dưới là rối loạn tiêu hóa, kèm theo cảm giác đau bụng quằn quại, có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.

Tuy nhiên, đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến bàng quang cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng đau bụng bên trái phía dưới.

Để phân biệt với các bệnh lý khác, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu như: đau buốt khi đi vệ sinh, đi tiểu nhiều lần, thậm chí có lẫn máu. Nhiều trường hợp khác cũng chỉ ra rằng đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh viêm loét trực tràng, đại tràng hay sỏi tiết niệu.

Nguyên nhân do các bệnh về hệ tiêu hóa

Khi có biểu hiện đau bụng dưới, có khả năng bệnh nhân đã mắc phải chứng bệnh viêm túi thừa cấp. Bệnh lý này thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa. Thông thường những cơn đau bụng dưới sẽ kèm theo những triệu chứng khác đi như sốt, nôn mửa, táo bón và buồn nôn,…

Những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái một cách đột ngột như: chứng táo bón, viêm ruột già, bệnh viêm đường ruột, thoát vị bẹn nghẹt,…

Nguyên nhân do bệnh lý về hệ sinh sản

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu về các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như: mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, sảy thai, u nang buồng trứng hay bị bệnh u xơ tử cung,…

*

Vị trí ở phía bụng dưới bên trái là cơ quan tiêu hóa và bài tiết, đây đều là những cơ quan thiết yếu của cơ thể

Nguyên nhân do hệ bài tiết có vấn đề

Khi bị đau bụng dưới bên trái phụ nữ đã có thể mắc phải bệnh sỏi tiết niệu. Đây là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu. Biểu hiện cụ thể là những cơn đau quặn bụng dưới bên trái. Ngoài ra có những triệu chứng khác đi kèm như đi tiểu buốt hay đi tiểu ra máu, buồn nôn, nôn mửa,…

Bên cạnh đó bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở phần vùng bụng dưới bên trái kèm với những dấu hiệu thường gặp như đi tiểu nhiều lần và bị đau buốt.

Nguyên nhân do một số bệnh lý khác liên quan

Bên cạnh những bệnh ở phần trên, khi bị đau bụng dưới bên trái có thể phụ nữ đã mắc phải một số bệnh khác như có vết bầm hay khối máu tụ bên trong thành bụng. Những cục máu đông, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái có thể dẫn đến các cơn đau đột ngột ở vùng này.

Đau bụng bên trái cạnh rốn

Đau bụng bên trái ngang rốn là tình trạng mà gần như ai cũng đã từng gặp ít nhất một lần trong đời. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Dựa vào vị trí các cơn đau, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn đang mắc phải bệnh gì.

Đau bụng bên trái cạnh rốn có thể do 5 nguyên nhân sau:

Nguyên nhân do bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Đây là căn bệnh gây tổn thương viêm, loét cho niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non. Ở nước ta, bệnh phổ biến ở nam nữ giới trong độ tuổi từ 40 – 49. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ xuất hiện các cơn đau bụng bên trái ngang rốn.

Những cơn đau có thể từ mức độ khó chịu, âm ỉ cho đến đau dữ dội. Đi kèm với triệu chứng đau bụng, người bệnh thường hay gặp cảm thấy buồn nôn – nôn, chán ăn, cảm giác nóng rát, chướng bụng, ợ chua, sụt cân nhẹ. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt bệnh còn có thể chuyển biến thành ung thư, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Nguyên nhân do viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa là tình trạng một hoặc nhiều túi thừa của ống tiêu hóa bị viêm hoặc nhiễm khuẩn. Ngoài những cơn đau bụng ngang rốn bên trái, người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, buồn nôn và một số thay đổi trong thói quen đại tiện.

Bệnh thường xảy ra ở những người sau độ tuổi 40. Nhìn chung, viêm túi thừa không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Ở trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên, ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, nhiều khả năng phải nhờ đến sự can thiệp ngoại khoa.

Nguyên nhân do sỏi thận

Sỏi thận là một trong những căn bệnh về đường tiết niệu thường gặp nhất hiện nay. Sỏi thận gây ra những cơn đau bụng ngang rốn bên trái, đau lưng, cơn đau có thể lan rộng xuống bụng dưới và bắp đùi. Sỏi thận kéo dài có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, suy thận, thậm chí là vỡ thận.

*

Đau bụng bên trái ngang rốn là tình trạng thường gặp của tất cả mọi người

Nguyên nhân do hội chứng ruột kích thích

Mắc phải hội chứng này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhẹ sau khi ăn, khi đi đại tiện, cơn đau thường tập trung ở phía bên trái ngang rốn.Hội chứng ruột kích thíchthường xuất phát do các bất thường nhu động ruột, nhiễm trùng đường ruột, cơ thể không dung nạp hay dị ứng với thức ăn.

Tình trạng này không quá gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng rất dễ tái phát nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, công việc và tinh thần người bệnh.

Nguyên nhân do phình động mạch chủ bụng

Đây là tình trạng động mạch chủ ở bụng với đường kính ngang lớn hơn 3cm hoặc gia tăng 50% so với đường kính ban đầu. Thông thường người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt cho đến khi chúng vỡ ra.

Bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi và phổ biến hơn ở nam giới. Những người có tiền sử huyết áp cao, mắc các bệnh về tim mạch hay thường xuyên hút thuốc lá là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Nguyên nhân đau bụng bên trái ngang rốn không loại trừ khả năng do bị phình động mạch chủ tại bụng. Biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh gây ra là vỡ mạch. Đây là một tình trạng đặc biệt nguy hiểm, gây đau tức ngực, khó thở, da xanh, tụt huyết áp và thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Khắc phục đau bụng bên trái bằng cách nào?

Một số bài thuốc dân gian

Sử dụng gừng tươi

Tác dụng chính củagừngđó là lưu thông máu dễ dàng hơn, vì thế khi bạn bị đau bụng bên trái thì hãy thưởng thức một cốc trà gừng, vừa ấm bụng và giảm đau.

Sử dụng mật ong

Mật ong cũng được rất nhiều người tin tưởng sử dụng để giảm đau bụng tức thì. Bí quyết rất đơn giản, bạn pha mật ong cùng nước ấm rồi thưởng thức sẽ làm giảm đi những cơn đau.

Kết hợp giữa lá bạc hà, gừng, tỏi

Cả ba vị này đều có tính ấm, giúp cải thiện triệu chứng đau bụng. Cách thực hiện: Xay nhuyễn hỗn hợp gồm lá bạc hà, gừng, tỏi với nước ấm, uống ngày hai lần.

Sử dụng lá ổi

Lá ổi là một trong những dược liệu tự nhiên có thể kiểm soát cơn đau bụng rất tốt. Lấy một ít búp ổi non sau đó sao nóng với muối và đun sắc cùng một củ gừng đã nướng trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày uống hai lần để đẩy lùi cơn đau bụng bên trái.

Y khoa hiện đại

Ngay khi có những triệu chứng đau bụng bên trái không rõ nguyên nhân, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp người bệnh đau bụng dữ dội ở vùng bụng bên trái, cần tìm hiểu kĩ càng và thực hiện một số biện pháp sau:

Bình tĩnh theo dõi sức khỏe và tới các cơ sở y tế có uy tín để thăm khám kịp thời.Khi các cơn đau tới với tần suất nhiều, không nên làm việc quá sức.Trước khi thăm khám để xác định bệnh chính xác, không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ.Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận tình trạng bệnh, từ đó có phương án điều trị thích hợp.

Phòng tránh đau bụng bên trái

Chế độ ăn uống hợp lý

Để hạn chế các cơn đau bụng trái, người bệnh nên chú ý tới chế độ ăn uống sau:

Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích, nước uống có ga, đồ cay nóng, dầu mỡ.Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất… có nhiều trong rau xanh, các loại hoa quả tươi.Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn tái, sống, chưa chế biến kỹ.Nên ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn, hạn chế gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa.Tăng cường uống nước, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Xem thêm: Gợi Ý Thực Đơn Một Mâm Cỗ Ngon Gồm Những Món Gì ? Mẫu Mâm Cỗ Giỗ, Các Món Ăn Đãi Tiệc Đám Giỗ

Chế độ sinh hoạt, luyện tập điều độ

Bên cạnh chếđộ ăn uống hợp lý, chếđộ sinh hoạt, tập luyện khoa học cũng là cách ngăn ngừa, hạn chếtình trạng đau bụng trái. Cụ thể như sau:

Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức.Tránh tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.Tập thể dục, thể thao hàng ngày tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.Không nên bỏ bữa, nên ăn vào khung giờ cố định, tạo thói quen ăn chậm nhai kĩ.

Hiện tượng đau bụng bên trái là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu như bạn chủ quan thì sẽ phải hứng chịu những hậu quả khó lường. Bản thân mỗi người nên biết trân trọng và bảo vệ sức khỏe của mình.

Đau bụng dưới bên trái là triệu chứng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Trong một số trường hợp đau bụng không trầm trọng, tuy nhiên nhiều trường hợp cụ thể là triệu chứng đau bụng dưới bên trái có thể cảnh báo những bệnh nguy hiểm. Bài viết này sẽ làm rõ các bệnh có thể liên quan tới hiện tượng đau bụng dưới bên trái.


Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái

Bụng dưới bên trái là khu vực từ rốn đến xương chậu của. Góc phần tư bụng dưới bên trái bao gồm các mô khác nhau, bao gồm cả cơ bắp, mỡ và mô liên kết. Ngoài ra, phần cuối của ruột già, bao gồm cả đại tràng sigma và trực tràng cũng nằm trong góc phần tư này. Ở nữ giới, vùng bụng dưới bên trái cũng chứa cả buồng trứng.Đau bụng bên trái có thể do tình trạng đau sưng ruột già sự co thắt quá mạnh (bị rối loạn tiêu hóa), đường tiểu bị đau, đặc biệt ở nữ giới, đây còn có thể là tình trạng buồng trứng, tử cung bị đau hoặc buồng trứng bị xoắn. Chúng ta hãy ùng tìm hiểu chi tiết từng nguyên nhân như sau nhé.

Các bệnh về hệ tiêu hóa

Khi có biểu hiện đau bụng dưới, có khả năng bệnh nhân đã mắc phải chứng bệnh viêm túi thừa cấp. Bệnh lý này thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa. Thông thường những cơn đau bụng dưới sẽ kèm theo những triệu chứng khác đi như sốt, nôn mửa, táo bón và buồn nôn,…

Những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái một cách đột ngột như: chứng táo bón, viêm ruột già, bệnh viêm đường ruột, thoát vị bẹn nghẹt.


*

Đối với nữ giới, đau bụng dưới có thể liên quan tới buồng trứng


Hệ bài tiết gặp vấn đề

Khi bị đau bụng dưới bên trái phụ nữ đã có thể mắc phải bệnh sỏi tiết niệu. Đây là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu. Khi bị sỏi thận trái hay sỏi thận tiết niệu đều thường sẽ kèm theo những cơn đau quặn bụng dưới bên trái. Ngoài ra có những triệu chứng khác đi kèm như đi tiểu buốt hay đi tiểu ra máu, buồn nôn, nôn mửa.

Một số bệnh khác liên quan

Bên cạnh những bệnh ở phần trên, khi bị đau bụng dưới bên trái có thể phụ nữ đã mắc phải một số bệnh khác như có vết bầm hay khối máu tụ bên trong thành bụng. Những cục máu đông, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái có thể dẫn đến các cơn đau đột ngột ở vùng này.

Đau bụng dưới bên trái là tình trạng khá nguy hiểm, không nên thờ ơ bởi có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, thậm chí một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ.

Bệnh lý về hệ sinh sản

Một số nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái ở nữ phổ biến như:

Viêm vòi trứng: Do viêm vòi trứng là do hại khuẩn gây ra.Viêm vùng chậu: Phụ nữ bị viêm vùng chậu mạn tính có dấu hiệu đau bụng dưới bên trái kéo dài, nhất là vào những ngày có kinh nguyệt.U nang buồng trứng: Đau bụng đi kèm với hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, máu kinh màu đen và vón cục to. Vùng bụng dưới căn cứng và nổi một cục u nhỏ có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh u nang buồng trứng.Mang thai ngoài tử cung: Một số trường hợp có thê cảnh báo thai ngoài tử cung. Nếu bạn có hiện tượng đau quặn thắt vùng bụng dưới thì hãy đề cao cảnh giác và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Một số nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái ở nữ phổ biến như: viêm vòi trứng, viêm vùng chậu,…


Đau bụng dưới bên trái có nguy hiểm không?

Đau bụng dưới bên trái ở nữ là tình trạng khá nguy hiểm, không nên thờ ơ bởi có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, thậm chí một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ.

Điều quan trọng nhất là khi gặp phải tình trạng này, chị em nên đến các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám cụ thể, nhằm tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh để sớm có hướng điều trị phù hợp nhất.

Các vị trí đau bụng đi kèm triệu chứng phổ biến

Đau liên tục vùng bụng phía dưới

Đây có thể là một trong những triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích (IBS). Nếu xuất hiện những cơn đau liên tục dạng như bị chuột rút ở vùng bụng dưới, kèm theo chướng hơi, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy, thì rất có thể bạn đã mắc Hội chứng ruột kích thích (IBS), hay “đại tràng co thắt”. IBS là một trong những chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay liên quan đến đường ruột và dạ dày.

Căn bệnh này không có nguyên nhân cụ thể nên việc điều trị chủ yếu tập trung làm giảm bớt các triệu chứng để bệnh nhân có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện thấy thủ phạm gây ra IBS là do ruột kết quá nhạy cảm.

Hội chứng IBS không gây giảm cân hay chảy máu trực tràng nên người bệnh có thể “sống chung với lũ”. Nếu mắc phải tình trạng này, nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể, ngoài ra có thể sử dụng các liệu pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh, duy trì cuộc sống cân bằng, khoa học

Đau bụng chuột rút kèm theo chảy máu trực tràng

Bệnh viêm ruột (IBD) có thể là nguyên nhân dẫn đến trường hợp đau bụng co chuột rút, kèm theo việc chảy máu trực tràng.

IBD là thuật ngữ chung để chỉ các tình trạng liên quan đến sưng mãn tính đường tiêu hóa, ví dụ như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Những căn bệnh kiểu này thường có các triệu chứng rất giống nhau và khó có thể chẩn đoán chính xác.

Chúng ta không nên nhầm IBD với IBS (hội chứng ruột kích thích), bởi IBD nghiêm trọng và hiếm gặp hơn.

Đau bụng quanh rốn

Bệnh sỏi mật thường là nguyên nhân gây ra những cơn đau khó chịu ở vùng quanh rốn đi kèm đau âm ỉ ở vùng gần vai, rõ nhất là sau khi ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo.

Đối với nhóm tuổi ngoài 40, nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn so với nhóm người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do hàm lượng hormone estrogen tăng cao, nhất là giai đoạn thai kỳ nên dễ phát sinh sỏi mật.

Những viên sỏi này hình thành nhiều năm trong túi mật khó phát hiện và thường không gây đau, trừ khi chúng bị kẹt trong ống nang. Hậu quả là gây đau thắt, hoặc đôi khi phát sinh những cơn đau theo chu kỳ.

Đau quặn bụng kèm đầy hơi

Viêm loét đường tiêu hóa chính là nguyên nhân dẫn đến đầy hơi, ợ nóng, chán ăn và sụt cân, xuất hiện những cơn đau ở vùng niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu ruột non.

Căn bệnh này không phải do căng thẳng gây nên mà do hai nguyên nhân chính, đó là tác động của vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) – loại vi khuẩn gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, và do lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như aspirin hay ibuprofen. Nếu người bệnh xét nghiệm máu, có thể phát hiện được nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là sự có mặt của vi khuẩn H. pylori.

Đau bụng dưới bên trái kèm đầy hơi

Nếu bị đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái kèm đầy hơi rồi bỗng dưng cơn đau tạm ngưng, thì rất có thể nguyên nhân là do bệnh viêm túi thừa, tức các túi nhỏ nằm bên trong ruột già.

Đây là hiện tượng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến và thường gặp ở nhóm người cao tuổi. Có khoảng 10-20% người mắc bệnh này xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi quá mức, đau bụng, chuột rút và táo bón. Viêm túi thừa còn được miêu tả giống như có “ổ gà” trong ruột già, đó chính là hậu quả của chế độ ăn uống quá ít chất xơ.

Làm sao để phòng tránh đau quặn bụng?

Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, cafein, đồ ăn cay nóng, xây dựng thực đơn với đầy đủ các chất dinh dưỡng và thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa.Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế lo âu, căng thẳng;

Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao thể chất.Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tật hiệu quả và an toàn.Khi có bệnh lý thì cần phải điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để sử dụng, dùng thuốc đúng liều.

Có thể thấy rằng đau bụng dưới bên trái là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh rất nguy hiểm. Vì vậy, cần cảnh giác khi bị đau bụng dưới bên trái ở nam và nữ giới. Khi gặp phải triệu chứng này thì cần đi khám bác sĩ sớm, để được điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.